Giáo dục không phải là đổ đầy một thùng nước, mà là làm sáng lên ngọn lửa "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ Ngữ văn - Sử - Địa

Cập nhật lúc : 07:52 30/09/2024  

Kế hoạch năm 2024-2025

    TRƯỜNG THCS PHONG AN

TỔ: NGỮ VĂN-LỊCH SỬ&ĐỊA LÍ

 

Số: 03/KH-VSĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              Độc  lập - Tự do - Hạnh phúc.

               Phong An, ngày 26  tháng 9 năm 2024

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

TỔ: NGỮ VĂN -  LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ

NĂM HỌC 2024-2025

 

          Căn cứ Công văn số 3935/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024- 2025 và Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành khung Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

          Căn cứ vào công văn số 414/BC-UBND của UBND huyện Phong Điền ngày 19/8/2024 về Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 và những nhiệm vụ, giải pháp năm học 2024-2025 của UBND huyện Phong Điền. Với chủ đề năm học 2024 - 2025 là: “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”;

          Căn cứ Công văn số 2633/SGDĐT-GDPT ngày 05/9/2024 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025;

          Căn cứ công văn số 358/KH-UBND tỉnh ngày 19 tháng 9 năm 2024 ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

          Căn cứ Công văn số 419 PGDĐT-THCS ngày 20/09/2024 của phòng GD&ĐT Phong Điền về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2024-2025;

          Căn cứ vào kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025 của Trường THCS Phong An;

          Căn cứ vào tình hình thực tiễn của tổ Ngữ văn - Lịch sử & Địa lí, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2024 – 2025 cụ thể như sau:

I. Đặc điểm tình hình:

1. Tình hình đội ngũ của tổ :

a. Số lượng : Tổng số GV trong tổ: 12 giáo viên ( Nam 01, Nữ 11)      

     - GV theo bộ môn : Ngữ văn: 06 giáo viên; Lịch sử: 02 giáo viên; Địa lí: 02 giáo viên.

     -  01 Phó Hiệu trưởng, 01 nhân viên thư viện.

b. Trình độ chuyên môn:

     - Đại học: 12, Cao học :  0

     - Chứng chỉ tin học : Chứng chỉ A: 12

     - Chứng chỉ Anh văn : Trình độ A : 1, Trình độ B: 11

c. Đảng viên : 05 (Thầy Trung, Cô Bình, Cô Thuận, Cô Hương, Cô Minh)

d. Đoàn viên : 03 ( Cô Minh, Cô Chi, Cô Thương) .

2 . Số lượng học sinh mà tổ phụ trách :

     - Khối 6 : 5 lớp có 192/86 nữ học sinh.                                         

     - Khối 7: 5 lớp 180/82 nữ học sinh   

     - Khối 8: 4 lớp 148/69 nữ học sinh.

     - Khối 9: 4 lớp 135/66 nữ học sinh.                                                    

Tổng cộng: có 18 lớp với 655/303 nữ học sinh.   

3. Thuận lợi

     - Đa số các giáo viên trong tổ có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có tránh nhiệm trong công việc.

     - Hầu hết các giáo viên trong tổ có tinh thần cầu tiến ham học hỏi, giúp đỡ nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoặc đau ốm.

4. Khó khăn  

     - Đa số học sinh ở vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn nên có ảnh hưởng về công tác chămlo giáo dục học sinh toàn diện.

     - Trình độ học tập của học sinh chưa đồng đều.

     - Một số giáo viên ở xa trường nên vấn đề đi lại chưa được thuận lợi nhất là mùa mưa bão.

     - Trường học đóng trên địa bàn thấp trủng ảnh hưởng đến công việc dạy học của giáo viên và học sinh trong mùa mưa bão.                                     

5. Phân công nhiệm vụ:

STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Kiêm nhiệm

Số tiết

01

Nguyễn Thị Hiếu Hạnh

Văn  9/4; Văn 8/2,8/3,8/4;

BDHSG V8

Tổ phó

 

19 tiết

02

Cao thị Út

Văn  7/1, 7/2; Văn 6/1, 6/2;

 BDHSG Văn 6

 

18 tiết

03

Hồ Thị Thanh Bình

Văn 9/2; Văn 8/1; BDHSG Văn 9       

CN 8/1;  HĐTN 8/1

 

17 tiết

 

04

Nguyễn Thị Kim Quy

Văn 9/1

Văn 6/3, 6/5, 6/4

UV BCHCĐ

17 tiết

05

Trần Thị Bích Chi

Văn 7/4 ; Văn 9/3

BDHSG V7; CN7/4; HĐTN 7/4

 

17 tiết

06

Lê Thị Lãnh

Văn 7/3, 7/5; Sử 8/1, 8/2

CN 7/3;  HĐTN 7/3

 

18 tiết

07

Trương Thị Minh

Sử 7/1,7/2,7/3, 7/4,7/5; Sử 8/3, 8/4;

CN 8/3; HĐTN 8/3; BDHSG S8

 

19,5 tiết

08

Hồ Tiến Trung

Sử 9/1,9/2,9/3,9/4

Sử 6/1, 6/2,6/3,6/4,6/5; BDHSG S9

CTCĐ,

TTCM

18,5 tiết

09

Nguyễn Thị Hương

Địa 7/1,7/2, 7/3,7/4,7/5

Địa 8/1,8/2,8/3,8/4

GDĐP 8; BDHSG Địa 8

 

19,5 tiết

10

Nguyễn Thị Kim Quy

Địa 9/1,9/2,9/3,9/4

GDĐP 9; Địa 6/3,6/4,6/5

BDHSG Địa 9

 

16,5 tiết

11

Võ Thị Bích Thuận

Địa 6/1, 6/2

Phó Hiêu trưởng

3 tiết

12

Nguyễn Thị Thương

T.viện

 

 

4. Thiết bị dạy học:

a. Thiết bị do cấp trên cấp ( Có file đính kèm)

b.Thiết bị sẵn có của trường và giáo viên tự trang bị: Các phòng học đều có ti vi, 100% giáo viên có máy tính và GVBM tự trang bị thêm tranh ảnh, clip… trên internet phục vụ cho dạy học

  +100% giáo viên có máy tính xách tay phục vụ dạy học.

  + 100% GV tổ chức dạy học trình chiếu trên Ti vi; sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học hiện có của trường; khuyên khích GV khai thác thêm các tranh ảnh, lược đồ, tư liệu giáo dục ... phục vụ dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn.

II. Kế hoạch dạy học:

1. Phân phối chương trình (Đính kèm phụ lục 1, phụ lục 3)

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ, kế hoạch tổ chức các hoạt động (Đính kèm PL 2)

III. Các chỉ tiêu chủ yếu.

1. Chỉ tiêu chung của trường:

a. Đối với học sinh:

     - Kết quả học tập: Tốt: trên 30%, Khá: 46%, Đạt:24%, Chưa đạt: 0 %.

     - Kết quả rèn luyện: Tốt: trên 90 %, Khá: 9%, Đạt: 1%, Chưa đạt:0 %.

     - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở: 100%.

     - Tỷ lệ học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 THPT đạt 90%

     - Tỷ lệ bỏ học giữa chừng dưới 1%.

     - Chất lượng mũi nhọn: phấn đấu đạt 55 giải trên tất cả các hội thi.

     - Có sản phẩm dự thi KHKT và có sản phẩm dự thi STTTNNĐ các cấp, có sản phẩm dự thi Câu lạc bộ Sáng tạo trẻ tỉnh TT Huế

     - Có học sinh đổ vào trường chuyên Quốc học Huế.

     - Có sản phẩm tham gia dự thi Tin học trẻ tỉnh TT Huế

     - Phổ cập GD THCS đạt mức III, xóa mù đạt mức II

     - Có kế hoạch dạy tăng cường kiến thức 03 môn Toán, Văn, Anh cho học sinh khối 9 từ đầu học kỳ II để bổ sung kiến thức cho học sinh thi vào lớp 10 THPT.

     - 100% Chi đội nộp đủ chỉ tiêu kế hoạch nhỏ và phong trào nuôi heo đất do Hội đồng đội phát động.

     - 100% Chi đội xếp loại HTTNV, 20% Chi đội HTXSNV.

     - Thư viện đạt tiêu chuẩn theo TT 16 mức 1.

     - Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia.

     - Thực hiện tốt Đề án Ngày chủ nhật xanh, xây dựng trường học xanh sạch sáng và an toàn. 

b. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:

     - 100% GVNV được kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ

     - Có GVNV tham gia các hội thi do cấp trên tổ chức

     - Đánh giá xếp loại Chuẩn NNGV, Chuẩn CBQL: 30% Khá,70% Tốt

     - Đánh giá CCVC: 100% CBGVNV HTTNV, 20% HTXSNV

     - Dan hiệu thi đua: 100% CBGVNV LĐTT, 20% CSTĐCS

c. Một số chỉ tiêu khác:

     - Mỗi giáo viên thực hiện thao giảng 2 tiết/năm, dự giờ 18 tiết/năm.

     - 100% Giáo viên hoàn thành nội dung học bồi dưỡng thường xuyên theo quy định
     - Mỗi tổ chuyên môn thực hiện triển khai từ 2 đến 3 chuyên đề về đổi mới nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá, phấn đấu có sản phẩm NCKH.

     - 100% giáo viên, nhân viên được kiểm tra hồ sơ chuyên môn.

     - Giữ vững Cơ quan văn hóa giai đoạn 2.

     - Giữ vững Trường đạt Kiểm định chất lượng cấp độ 2 và có kế hoạch cải tiến chất lượng, lưu giữ minh chứng.

     - Giữ vững Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Có kế hoạch xây dựng thư viện tiên tiến, nâng mức độ trường chuẩn trong thời gian tới.

     - 100% giáo viên tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thị đua của Nhà trường, Công đoàn và cấp trên tổ chức phát động.

d. Danh hiệu thi đua:

     - Chi bộ: HTXSNV

     - Công đoàn: HTXSNV

     - Chi đoàn: HTXSNV

     - Liên đội: Được Tỉnh đoàn tặng giấy khen

     - Tập thể nhà trường: HTXSNV, đề nghị khen cao

2. Chỉ tiêu của tổ:

a. Chất lượng đại trà:

Môn Ngữ văn:

TT

Khối

SL

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Khối 6

192

60

31.25%

86

44.79%

46

23.96%

0

0.00%

2

Khối 7

180

57

31.67%

84

46.67%

39

21.67%

0

0.00%

3

Khối 8

148

49

33.11%

72

48.65%

27

18.24%

0

0.00%

4

Khối 9

135

42

31.11%

64

47.41%

29

21.48%

0

0.00%

5

Tổng

655

208

31.76%

306

46.72%

141

21.53%

0

0.00%

Môn Lịch sử&Địa lí:

TT

Khối

SL

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Khối 6

192

61

31.77%

90

46.88%

41

21.35%

0

0.00%

2

Khối 7

180

57

31.67%

83

46.11%

30

16.67%

0

0.00%

3

Khối 8

148

48

32.43%

74

50.00%

26

17.57%

0

0.00%

4

Khối 9

135

44

32.59%

64

47.41%

27

20.00%

0

0.00%

5

Tổng

655

210

32.06%

311

47.48%

124

18.93%

0

0.00%

                       

b. Công tác chủ nhiệm:

     Đăng kí chất lượng hai mặt lớp chủ nhiệm năm học 2024 – 2025.

Lớp

SL

KQRL

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

7/3

C. Lãnh

35

HT

15

42.86%

15

42.86%

05

14.29%

0

0.00%

 

HK

33

94.29%

02

5.71%

0

0.00%

0

0.00%

7/4

C. Chi

36

HT

12

33.33%

20

55.56%

04

11.11%

0

0.00%

HK

34

94.44%

02

5.56%

0

0.00%

0

0.00%

8/1

C. Bình

37

HT

12

32.43%

18

48.65%

07

18.92%

0

0.00%

HK

34

91.89%

03

8.11%

0

0.00%

0

0.00%

8/3

C. Minh

37

HT

12

32.43%

20

54.05%

05

13.51%

0

0.00%

HK

36

97.30%

01

2.70%

0

0.00%

0

0.00%

     - Tỷ lệ lên lớp thẳng: 100 % 

     - Tỷ lệ lên lớp sau khi thi lại : 0%   

     - Tỷ lệ duy trì số lượng đến cuối năm : 99 % 

     -  Bỏ học: dưới 1%

     - Tỷ lệ học sinh lớp 9 đủ điều  kiện TNTHCS: Đạt 100 %

     - Tỷ lệ học sinh lớp 8 tham gia học nghề đạt: 100 % .

c. Chất lượng mũi nhọn bộ môn các lớp 6,7,8,9

TT

Khối

Môn

Giáo viên bồi dưỡng

Cấp huyện

Cấp tỉnh

 

SL

SL

1

Khối 6

Ngữ văn

Cao Thị Út

01

2

Khối 7

Ngữ văn

Trần Thị Bích Chi

02

3

Khối 8

Ngữ văn

Nguyễn Thị Hiếu Hạnh

02

LS&ĐL

Trương Thị Minh

02

LS&ĐL

Nguyễn Thị Hương

02

 

4

Khối 9

Ngữ văn

Hồ Thị Thanh Bình

03

01

LS&ĐL

Hồ Tiến Trung

02

01

LS&ĐL

Nguyễn Thị Kim Quy

02

01

IV. Các nhiệm vụ và giải pháp.

       1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ

        Năm học 2024 - 2025, toàn Ngành tiếp tục thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phong Điền lần thứ 16 XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tiến tới Đại hội đảng bộ các cấp; nỗ lực xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, là năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Năm học kỷ niệm 80 năm truyền thống ngành Giáo dục. Quán triệt thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Thực hiện chủ đề năm học 2024 - 2025 của UBND tỉnh là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” và của UBND huyện là: “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”.

       Tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy của nhà trường theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình.

       Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn thể hiện việc huy động đầy đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có trong kế hoạch giáo dục của các môn học, hoạt động giáo dục; xây dựng phân phối chương trình các môn học Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế để phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên của nhà trường Công văn số 5636/BGDĐT-GDTrH ngày 10/10/2023 của Bộ GDĐT về xây dựng kế hoạch dạy học các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

       - Môn Lịch sử và Địa lí: Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kì,.

       - Nội dung giáo dục của địa phương:  Nội dung giáo dục của địa phương tổ Ngữ Văn - Lịch sử & Địa lí phụ trách bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương. Căn cứ vào nội dung giáo dục của địa phương, tổ đã phân công giáo viên dạy theo chủ đề phù hợp với năng lực và được hiệu trưởng phê duyệt.

       - Nội dung hoạt động trải nghiệm: Đối với với các chủ đề hoạt động hướng tới tự nhiên, giáo viên Địa lí sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu, huy động kiến thức và về bảo vệ môi trường, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; đối với chủ đề hướng nghiệp, giáo viên công nghệ sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức về trang thiết bị, dụng cụ lao động và các kĩ năng an toàn trong sử dụng công cụ lao động.

       - Triển khai hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong trường học; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện văn hóa học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; tích hợp nội dung giáo dục quyền con người; các nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đạo đức liêm chính; giáo dục bình đẳng giới; giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù, loà cho học sinh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục tăng cường năng lực số, kĩ năng chuyển đổi và các nội dung giáo dục lồng ghép khác.

       Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.

STT

Họ và tên HS

Lớp

Khuyết tật

1

Lê Duy Quyết

6/3

Nhìn

2

Hoàng Như Khánh Băng

6/4

Chân, KT vận động

3

Hoàng Ánh Phước

7/1

Nghe, nhìn

4

Hồ Ngọc Tuấn Kiệt

7/2

Vận động thần kinh

5

Phan Hoàng Yến Nhi

7/2

Nghe, nhìn

6

Cao Văn Phước

7/3

Thần kinh

7

Lê Văn Hồng Vinh

7/4

Bệnh máu

8

Hoàng Phi

7/5

Thiểu năng trí tuệ

9

Phạm Phước Thảo

8/3

Khuyết tật nghe

10

Hồ Thủy Tiên

8/4

Khuyết tật mắt

       Tổ chức dạy học theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm; tăng cường phụ đạo cho học sinh còn hạn chế về kết quả học tập.

       Tổ chuyên môn và giáo viên đã căn cứ vào tình hình thực tiễn dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu để thống nhất  xây dựng Kế  hoạch dạy học đảm bảo 35 tuần/ năm ( học kì I: 18 tuần, học kì II: 17 tuần và thực hiện theo phân bố số tiết đối với bộ môn Lịch sử&Địa lí).

        Dưới sự chỉ đạo, giám sát trực tiếp của nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện kế hoạch đề ra đảm bảo tiến trình, tiến độ, được cập nhật và kiểm tra trên Cổng TTĐT thường xuyên, kịp thời.

       2. Nhiệm vụ 2: Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học

       Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp, đặc biệt đối với các lớp từ 6 đến lớp 9; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Phát huy tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động rà soát và phát triển chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với thực tế triển khai của nhà trường. Có kế hoạch rà soát, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.

       Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bảo đảm chất lượng, dành nhiều thời gian cho học sinh khai thác sử dụng sách giáo khoa, để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao và hoàn thành sản phẩm học tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên, khuyến khích các hình thức dạy học nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh. Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài lớp học, trong và ngoài khuôn viên nhà trường) phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị.

       Tăng cường đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, chuyên đề, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

       Xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học, ; việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành.

       Đối với môn Lịch sử, Địa lí, tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng lịch sử một cách khoa học, khách quan, chân thực; đồng thời gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong dạy học Lịch sử, Địa lý. Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng-An ninh theo Công văn số: 334/PGDĐT Phong Điền ngày 14/8/2024 V/v triển khai thực hiện Thông tư số 08/2024/TT-BGDĐT ngày 15/5/2024 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học).

       Đối với môn Ngữ văn, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng dẫn tại Công văn số 365/PGDĐT-THCS ngày 16/8/2022 của Phòng GDĐT về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông (Triển khai Công văn số 1978/SGDĐT-GDPT ngày 01/8/2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông của Sở GD&ĐT). Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng-An ninh (Công văn số: 334/PGDĐT Phong Điền ngày 14/8/2024 V/v triển khai thực hiện Thông tư số 08/2024/TT-BGDĐT ngày 15/5/2024 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học).

       Việc tổ chức HĐTN, HN ngoài nhà trường, phải có nội dung có trong kế hoạch giáo dục nhà trường và được Hội đồng trường phê duyệt; Có kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động học ngoài nhà trường và bám sát các yêu cầu cần đạt của chương trình từng khối lớp, nhu cầu của từng nhóm đối tượng học sinh, cha mẹ học sinh; người thực hiện phải có kế hoạch bài dạy; Phối hợp với các lực lượng có liên quan để đảm bảo công tác an ninh, an toàn cho học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên tham gia trải nghiệm, hướng nghiệp; thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, địa phương (nơi đi và đến) khi đưa học sinh đi trải nghiệm, hướng nghiệp; Không tổ chức trải nghiệm, hướng nghiệp ngoài nhà trường đối với học sinh toàn trường vào cùng thời điểm; chỉ tổ chức đối với một nhóm học sinh, một lớp, nhóm lớp hoặc theo câu lạc bộ phù hợp với nhu cầu của học sinh, cha mẹ học sinh và khả năng tổ chức của đơn vị; đối với những học sinh không tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ngoài nhà trường theo kế hoạch của đơn vị thì giao nhiệm vụ thay thế cho học sinh và hướng dẫn học sinh tự thực hiện, đảm bảo được các yêu cầu theo quy định của Hội đồng trường; Không lợi dụng việc tổ chức nội dung giáo dục HĐTN, HN để tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch; Hồ sơ, kế hoạch tổ chức trải nghiệm, hướng nghiệp ngoài nhà trường của các đơn vị phải lưu trữ theo quy định làm cơ sở cho công tác thanh, kiểm tra.

       Tăng cường hơn nữa việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ.Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp; chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.

       Đôi với bộ môn Ngữ văn cần xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm, tiếp nhận và vận dụng kiến thức Tiếng Việt, Văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học. Giáo viên xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản; bên cạnh việc giúp học sinh hiểu được nội dung và hình thức của văn bản, cần chú ý trang bị cho học sinh công cụ, cách thức để đọc hiểu các văn bản cùng thể loại hoặc loại hình với văn bản được học. Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, trình bày ý tưởng và cách viết các kiểu văn bản. Tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản. Xây dựng và tăng cường sử dụng các bài tập dạy viết gắn với các tình huống thực tiễn và giả định để học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa yêu cầu học viết trong nhà trường với nhu cầu tạo lập các sản phẩm viết trong đời sống.

       3. Nhiệm vụ 3:  Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá.

       Thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở theo đúng quy định (Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.)dựa vào kế hoạch của nhà trường kế hoạch dạy học của giáo viên, tổ/nhóm bộ môn biên soạn đề giữa kì các môn Ngữ văn, Lịch sử&Địa lí, Nội dung GDDP, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc kiểm tra định kì cuối kì dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Phong Điền. Thời điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì I tuần 9,10 giữa kì II tuần 26, 27.

       Tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 (theo Quyết định số 764 QĐ-BGDĐT ngày 08 3 2024 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025). Tiếp tục thực hiện Thông báo kết luận số 549/TB-SGDĐT ngày 27/02/2023 của Giám đốc Sở GDĐT về đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá.

       Môn Lịch sử&Địa lí:  Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn.

       Nội dung giáo dục của địa phương: Giáo viên dạy học chủ đề nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

       Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và kiểm tra đánh giá cuối kỳ, được kiểm tra trên giấy thời gian 90 phút đối với môn Ngữ văn, 45 phút với đối với môn Lịch sử&Địa lí. Giáo viên chủ động xây dựng đề kiểm tra giữa kỳ (có ma trận, đáp án kèm theo) và tổ chức cho học sinh kiểm tra sau khi nộp đề lên chuyên môn nhà trường duyệt.

       Đối với môn Ngữ văn, tr